TƯ DUY ĐÚNG VỀ QUẢNG CÁO ĐỂ TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG TẠI THỊ TRƯỜNG ĐÔNG NAM Á

Hiện nay nền tảng quảng cáo Facebook tại Việt Nam là một nền tảng có sự cạnh tranh cực lớn, chi phí quảng cáo rất cao, sân chơi dành lại cho những doanh nghiệp có ngân sách quảng cáo lớn, biên độ lợi nhuận cao, hoặc những sản phẩm được gọi là winning product phù hợp với nền tảng facebook…. Những ae chạy sản phẩm quanh năm, hoặc thời trang chi phí bị đẩy lên rất cao và hầu hết chỉ duy trì chứ không thể growth lên được nữa….

Anh em chạy ads và bán hàng chắc đều còn nhớ về sự kiện cập nhật ios14 của apple năm 2021 khiến cho pixel của facebook và việc tối ưu hiển thị của quảng cáo sida hơn rất nhiều, là năm mà rất nhiều nhà bán hàng từ POD, Dropshiping, Cod… rời bỏ facebook, dừng kinh doanh hoặc chuyển sang một nền tảng khác để triển khai doanh nghiệp của mình. Mặc dù vậy nhưng doanh thu 2021 của facebook không giảm so với 2020 mà vẫn tăng? tại sao ?

Nhiều nhà quảng cáo rời bỏ facebook nhưng bù lại số lượng nhà quảng cáo mới vẫn nhảy vào thị trường vẫn lớn, những người có tư duy tốt và kiến thức vẫn có thể triển khai thành công, khó khăn của người này lại là cơ hội của người khác. Có thể số lượng nhà quảng cáo giảm nhưng facebook lại tăng giá hiển thị quảng cáo đối với những nhà quảng cáo còn tồn tại, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt hơn, giá quảng cáo tăng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp, ae kinh doanh phụ thuộc vào nền tảng facebook, điển hình là ads Việt nam rất đắt. Vì vậy ae kinh doanh Việt Nam đã chuyển hướng rất nhiều về mô hình kinh doanh và nền tảng kinh doanh ( Ví dụ như dịch chuyển cơ cấu kinh doanh sang sàn TMĐT và Tiktok đang là xu thế).

Mặc dù tình hình quảng cáo facebook ở Việt Nam đã kém như vậy nhưng khi nhìn sang các thị trường trong khu vực như philipin, indonesia, malaysia, thailand,.. vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho ae. Đối với thị trường Philipin team mình test và triển khai kinh doanh thì nhận thấy giá ads ở thị trường này rẻ hơn việt nam khá nhiều, chênh lệch từ 7-10% ads là khá lớn và chính sách quảng cáo cho những thị trường này của fb cũng dễ dàng hơn, điển hình là ở những thị trường này mình thấy 1 số anh em có thể “cắt ngưỡng” đối với “quảng cáo chuyển đổi”, đây là điều mà có lẽ các ads thủ tại Việt Nam không thể làm được tại thời điểm bây giờ.( Về phần làm sao để quên thanh toán hay còn gọi là cắt ngưỡng đều đối với quảng cáo chuyển đổi ở ĐNA ae quan tâm mình sẽ viết 1 bài chi tiết ).

Đừng tập trung vào kỹ thuật quảng cáo quá nhiều, sản phẩm và nội dung mới là mấu chốt của sự thành công.

+ Sản phẩm :

Là yếu tố quan trọng nhất. Bạn không thể cố gắng bán 1 sản phẩm cũ mà đối thủ đã bán phủ hết tệp khách hàng có nhu cầu, bán những sản phẩm khách hàng không có nhu cầu, không có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ về giá, tính năng hoặc không triển khai được theo hướng làm brand sản phẩm mà hàng ngày vẫn cố gắng lên ads, sử dụng kỹ thuật quảng cáo như bít thầu hay taget…. để tối ưu quảng cáo thì không thể tồn tại được . Việc ngay từ đầu bạn chọn sản phẩm đúng sẽ giúp cả 1 quá trình đằng sau dễ dàng hơn. Đương nhiên vẫn có những người có khả năng sử dụng những sản phẩm bình thường, dành rất nhiều thời gian để sáng tạo content với tư duy đỉnh cao vẫn có thể thành công nếu nội dung thực sự hay và chất lượng, để làm được điều này là rất khó….

Vậy chắc chắn bây giờ bạn sẽ tự hỏi rằng. Vậy làm thế nào để lựa chọn sản phẩm đúng ? ( Về sản phẩm sẽ được mình viết chi tiết hơn ở phần 4, còn bài viết này chỉ dừng lại ở góc độ tư duy quảng cáo).

+ Content :

Sau khi chọn được sản phẩm ngon rồi thì đến việc tư duy content làm sao cho đúng. Mình biết có nhiều anh em hiện giờ vẫn dùng tư duy test sản phẩm win bằng 1 content sau đấy sẽ nhập cả vạn hàng về để bán vì thời gian đầu test ngon nghĩ bán được xxx đơn/ ngày. Nếu anh em vẫn dùng tư duy này trong năm 2022 thì mình khuyên anh em nên bỏ đi. Bởi vì những lí do sau

+ Vòng đời content :

Hiểu đơn giản là khoảng thời gian content vẫn duy trì được sự ổn định về chỉ số lẫn hiệu quả. Nếu như trước kia việc test ra được 1 content hiệu quả chạy được 2-3k đơn là chuyện bình thường thì bây giờ việc test ra được 1 content win chỉ duy trì được 500-1k đơn là anh em sẽ thấy hiệu quả của content sẽ bị giảm sút rõ rệt. Lí do bời vì càng ngày sẽ càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. SP bạn bán hôm nay mai đã có 10 người vít cùng bạn thì sao mà đỡ nổi. Tiếp theo là kể từ khi nền tảng tiktok ra đời người dùng tiêu thụ nội dung giải trí rất là nhanh, 1 ngày tiếp xúc với rất nhiều nội dung đồng nghĩa với việc đó là video ads của anh em về vòng đời sẽ bị giảm sút rất nhiều.

• Góc độ tiếp cận content :

Là góc độ mà content hướng đến khách hàng. Ví dụ :Bạn bán sản phẩm thời trang cho nữ và làm content hướng đến khách hàng nữ thì sau khi reach hết tệp này dẫn đến tuần suất quảng cáo tăng lên nhiều lần và hiệu quả của mẫu ads đi xuống trong khi nếu mở rộng tệp ra là triển khai content sang tệp đàn ông mua cho vợ thì chưa biết độ hiệu quả như nào cái này phải test và kiểm chứng nhưng nếu hiệu quả bạn sẽ có thêm cơ hội bán sản phẩm cho khách hàng ( Test content ở đây là làm nội dung mới hướng đến đối tượng cụ thể chứ không phải test target của quảng cáo nhé ) . Việc test 1 mẫu content và có quyết định nhập hàng số lượng lớn mà không có sự phân tích xem mình có thể triển khai content ở những góc độ nào sẽ dẫn đến 1 lúc content hết ngon anh em sẽ không thể bán tiếp được.

Việc tối ưu nội dung quảng cáo để có những nội dung chất lượng là điều cực lỳ quan trọng mà ae cần chú ý, có kế hoạch và nhiều hướng triển khai nội dung khác nhau, đa dạng content sẽ giúp ae duy trì vòng đời sản phẩm dài hơn, hoặc đơn giản là nội dung logic, landing đẹp cũng là những điều quyết định đến hiệu quả của quảng cáo.

Tư duy quảng cáo mà mình nói trong bài có thể đúng với thị trường này nhưng không đúng với thị trường khác ( Ví dụ như ae bán POD thị trường US hoặc EU thì tư duy quảng cáo sẽ khác rất nhiều ). Đây là những kinh nghiệm mà mình và team đúc kết được triển khai nhiều sản phẩm, nhiều ngành hàng khác nhau ở Việt Nam và ĐNA, mong rằng sẽ giúp ae có thêm góc nhìn về quảng cáo và triển khai tốt hơn.

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *